TP.HCM báo cáo hai bộ phương án làm vành đai 4, dài gần gấp ba vành đai 3

N Phong
Vành đai 4 TP.HCM dài 207km, đi qua 5 địa phương vùng Đông Nam Bộ sẽ được trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương trong năm nay.
Cầu Thầy Cai là điểm cuối của dự án vành đai 4, đoạn qua TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN

Cầu Thầy Cai là điểm cuối của dự án vành đai 4, đoạn qua TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN

Vành đai 4 TP.HCM sẽ đầu tư theo hình thức BOT

Trong khi vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 địa phương đang bứt tốc để cơ bản hoàn thành vào năm 2025, các địa phương đang phối hợp với các bộ ngành khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để làm tiếp con đường Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị phương án làm vành đai 4 TP.HCMTP.HCM nghiên cứu hình thành vành đai công nghiệp - dịch vụ dọc vành đai 3, 4

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các địa phương, vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài gần 207km. Dự án qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 18,7km, Đồng Nai 45,6km, Bình Dương 47,4km, TP.HCM 17,3km. Dự án qua tỉnh Long An có quy mô dài nhất với 78,3km (trong đó đoạn qua Long An là 74,5km, đoạn trên TP.HCM là 3,8km).

Giai đoạn 1, dự án vành đai 4 TP.HCM sẽ đầu tư theo quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (làn dừng khẩn cấp có bề rộng 3m) và giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt (8 làn hoàn chỉnh).

Trong quá trình nghiên cứu, có hai phương án để tổ chức thực hiện dự án này.

Phương án 1: Các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án của đường vành đai 4 TP.HCM (theo chỉ đạo của Thủ tướng tại công văn tháng 9-2021).

Phương án 2: Đề xuất gộp toàn bộ tuyến thành một dự án chung. Trong hai phương án, các địa phương đã thống nhất đề xuất tiếp tục thực hiện theo phương án 1 do có nhiều ưu điểm và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Các địa phương kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thống nhất chủ trương thuê một đơn vị tư vấn tổng thể để nghiên cứu, rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho toàn bộ tuyến.

Việc này làm cơ sở thống nhất về mặt kỹ thuật và các yếu tố liên quan phương án tài chính của các dự án thành phần PPP.

Sẽ trình cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư năm nay

Theo kế hoạch triển khai, 5 tỉnh thành sẽ hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án, trình cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư vào quý 3, quý 4-2024. Ngay trong tháng 3-2024, các địa phương sẽ ký kết, ban hành kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng dự án.

TP.HCM chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng vành đai 4 TP.HCM; trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trong tháng 4-2024; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội thông qua trong tháng 6-2024.

Theo ý kiến của các địa phương, quá trình nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đang gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể như chưa có cơ chế cho địa phương được sử dụng vốn ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư vành đai 4 TP.HCM, bởi với dự án này thuộc nhiệm vụ chi từ ngân sách trung ương.

Bên cạnh đó là chưa có cơ chế sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương (cầu Thủ Biên giữa địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương).

Theo UBND TP.HCM, nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia các dự án thành phần đường vành đai 4 TP.HCM rất lớn. Trong khi ngân sách các địa phương đang khó khăn, khó cân đối, bố trí để tham gia dự án.

Để giải bài toán này, các địa phương kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 50% tổng mức vốn ngân sách tham gia.

Riêng với Long An, ngân sách trung ương hỗ trợ 90% tổng mức vốn ngân sách. Đồng thời, cho phép tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư dự án (hiện nay không quá 50% - PV).

Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị phương án làm vành đai 4 TP.HCMBà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị phương án làm vành đai 4 TP.HCM

Bà Rịa - Vũng Tàu trình các phương án và kiến nghị cơ chế chính sách để làm nhanh tuyến vành đai 4 TP.HCM.