Vành đai 4 TP.HCM dài 206km được đầu tư bằng hình thức BOT ra sao?

N Phong
Vành đai 4 TP.HCM dài 206km sẽ được làm theo hình thức BOT. Vậy cơ cấu nguồn vốn dự án này ra sao?
Ảnh chụp khu vực giáp ranh TP.HCM và Long An. Đây cũng là đoạn cuối của vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn TP - Ảnh: CHÂU TUẤN

Ảnh chụp khu vực giáp ranh TP.HCM và Long An. Đây cũng là đoạn cuối của vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn TP - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trong bối cảnh các địa phương đang triển khai nhiều dự án lớn bằng vốn đầu tư công như đường vành đai 3 TP.HCM, việc đầu tư Đề xuất cơ chế làm nhanh 206km vành đai 4 TP.HCM qua 5 địa phươngĐề xuất cơ chế làm nhanh 206km vành đai 4 TP.HCM qua 5 địa phươngĐỌC NGAY

Tỉnh Long An là địa phương được giao triển khai đoạn vành đai 4 TP.HCM dài nhất với 78,3km.

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, dự án có tổng mức đầu tư 47.068 tỉ đồng. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn nhà đầu tư là 19.896 tỉ đồng. Vốn ngân sách nhà nước tham gia 27.173 tỉ đồng.

Tỉnh Long An đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ 90% phần vốn nhà nước tham gia dự án. Với 10% vốn ngân sách còn lại, địa phương sẽ đảm nhận. Thời gian vận hành khai thác và thu phí đoạn này khoảng 20 năm.

Còn tỉnh Bình Dương sẽ triển khai đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn, dài 47,45km. Dự án giai đoạn 1 có mức vốn 18.993 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay).

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, vốn nhà nước tham gia dự án 8.796 tỉ đồng. Vốn nhà đầu tư BOT thu xếp 10.197 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng). Thời gian vận hành khai thác và thu phí hoàn vốn hơn 24 năm.

Tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai vành đai 4 TP.HCM đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên, dài 45,6km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 17.301 tỉ đồng (không bao gồm lãi vay).

Theo công văn của UBND tỉnh Đồng Nai, nguồn vốn nhà nước tham gia dự án khoảng 8.477 tỉ đồng. Vốn nhà đầu tư BOT huy động 8.823,3 tỉ đồng. Thời gian vận hành khai thác, thu phí hoàn vốn hơn 22 năm 11 tháng.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ làm cơ quan có thẩm quyền đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn, dài 18,1km. Dự án có tổng mức đầu tư 8.100 tỉ đồng. Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vốn nhà nước tham gia dự án 3.624 tỉ đồng. Còn nhà đầu tư huy động 4.476 tỉ đồng. Thời gian vận hành khai thác và thu phí hoàn vốn khoảng 23 năm.

TP.HCM sẽ triển khai đoạn dài 17,3km. Đoạn này bắt đầu từ cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai. Dự án bao gồm cả cầu Phú Thuận vượt sông Sài Gòn và cầu Thầy Cai.

Kết quả nghiên cứu của Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho thấy sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 14.502 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng).

Về cơ cấu tài chính, nguồn vốn nhà nước tham gia 7.251 tỉ đồng, còn lại là vốn nhà đầu tư. Thời gian vận hành khai thác và thu phí hoàn vốn 22 năm 3 tháng.