Lỗi sai chết người của những người trẻ vay 'ngân hàng bố mẹ' mua nhà

Bảo An
Chuyên gia tài chính sẽ chỉ ra cho bạn lỗi sai của những người trẻ đang mượn tiền bố mẹ hoặc gia đình để mua bất động sản đầu tiên.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều người trẻ vay mượn “ngân hàng bố mẹ” để sở hữu ngôi nhà hay bất động sản đầu tiên của mình. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tại các quốc gia đang vật lộn với tình hình dịch bệnh Covid-19.

“Ngân hàng bố mẹ” là cách gọi của khoản hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi bố mẹ, ông bà hoặc các thành viên trong gia đình. Khoản vay này thường không đi kèm lãi suất, thời hạn vay mượn dựa trên thương thảo của các thành viên trong gia đình.

Cứ 4 giao dịch mua nhà tại Anh trong 2020 thì sẽ có gần một giao dịch được hỗ trợ tài chính bởi “ngân hàng bố mẹ” thay vì tỷ lệ 1/5 vào năm 2019. Còn tại Úc, theo thống kê, nếu được công nhận là một tổ chức tài chính thì “ngân hàng của các ông bố và bà mẹ” có giá trị tín dụng thế chấp đứng thứ 9 ở Úc. Ứớc tính khoảng cho vay có trị giá lên đến 29 tỷ đô la mỗi năm và thu hút hơn 4.000 khách hàng mỗi tháng.

Dù vậy, chuyên gia Martin North – nhà phân tích tài chính thuộc tổ chức Digital Finance Analytics (Úc) cho rằng, người trẻ nên cẩn thận nếu thật sự chạm tay vào nguồn tiền của “ngân hàng tại gia” này.

Digital Finance Analytics thực hiện một khảo sát tại các 1.028 người lần đầu sở hữu nhà trên toàn quốc vào tháng 5 vừa qua nhằm theo dõi sự gia tăng đột biến của nguồn vay “ngân hàng bố mẹ”.

Chuyên gia cho rằng khoản vay đặt cọc nhà trung bình là 90.000 đô la, khoảng 2 tỷ đồng, không phải là con số đang quan ngại. Mà điều đáng quan tâm chính là việc những người vay từ gia đình có nguy cơ vỡ nợ thế chấp cao gấp 3-5 lần trong vòng 5 năm qua.

“Tôi không cho rằng vay mượn gia đình là sai hay chúng ta không nên làm như vậy. Nhưng bạn cần phải tỉnh táo và cẩn trọng khu áp dụng phương thức này,” ông North nói.

blue-geometric-gradient-photo-medical-facebook-cover-7-1629024704.jpg
Ngày càng nhiều người trẻ sở hữu ngôi nhà đầu tiên.

“Rắc rối đến từ việc một phần trong số những người này không có khả năng quản lý tài chính tốt. Bằng chứng là họ có thể đã không tiết kiệm đủ khoảng tiền để sở hữu bất động sản đầu tiên của mình nên mới chọn cách vay mượn gia đình. Và khi nhận được nguồn đầu tư ‘thiên thần’, nhiều người có xu hướng mua bất động sản vượt quá khả năng có thể chi trả”

Họ chấp nhận thế chấp bất động sản lớn hơn dự định ban đầu, trong khi khả năng quản lý tài chính cá nhân thật sự chưa tốt cũng như tương lai kinh tế bấp bênh.

Đối với ông bà hay bố mẹ, việc cho tiền con cái để mua bất động sản là chuyện rất đỗi bình thường, bởi đó là người thân trong gia đình và bất động sản là một tích sản có tiềm năng tăng giá tốt. Ngân hàng cũng thường sẽ không tra vấn nguồn vốn ban đầu của bạn đến từ đâu. Do đó chỉ có người đi mua nhà, tức là những người trẻ này, thật sự biết được khả năng chi trả, thanh toán khoản nợ của mình.

“Cảm giác sở hữu ngôi nhà vượt quá khả năng của bạn sẽ kết thúc rất nhanh, sau đó là hậu quả mà nhiều người ít ngờ tới”, ông North cho biết.

Đặc biệt là khi giá địa ốc tại Úc đã có mức tăng đến 15% trong năm vừa qua, tức những người trẻ đang vào thị trường ở vùng giá cao, tức nguy cơ họ vỡ nợ sẽ càng lớn hơn.

Ông North nói: “Lãi suất thế chấp có thể thấp, nhưng thu nhập của chúng ta đang dễ bị xáo trộn bởi các điều kiện thực tế như dịch bệnh”.

Bất chấp điều đó, sự điên cuồng của thị trường vẫn tiếp tục không suy giảm. Theo công ty phân tích dữ liệu CoreLogic, đã có 2.934 ngôi nhà ở thủ đô nước Úc được đưa ra đấu giá trong tuần giữa tháng 5. Trước đó một tuần con số nhà ở phải phát mãi là 3.016 căn.