60% doanh nghiệp bất động sản chưa đầu tư R&D

Như Ngọc
Khảo sát sơ bộ trên 50 đại diện doanh nghiệp của RealCom chỉ ra, hơn 60% đại diện doanh nghiệp hiểu rằng R&D quan trọng, nhưng chưa có bộ phận chuyên trách.

R&D là thuật ngữ chỉ các hoạt động nghiên cứu (research) và phát triển (development) trong các doanh nghiệp, tập đoàn nhằm tăng tỷ lệ thành công cho các kế hoạch kinh doanh, tiếp thị sản phẩm mới.

Trong lĩnh vực bất động sản, hoạt động R&D càng được xem là chìa khóa của nhiều doanh nghiệp bởi các sản phẩm có giá trị cao, từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Cá biệt với những sản phẩm ở phân khúc cao cấp lẫn hạng sang, mức giá có thể dao động vài chục đến hàng trăm tỷ đồng. Hoặc các khu đô thị quy mô lớn đến hàng chục hecta thì quá trình đầu tư có thể kéo dài nhiều thập kỷ, rủi ro trong một sản phẩm có thể kéo ngã toàn bộ dự án.

Từ đó đòi hỏi các công tác nghiên cứu trước đầu tư lẫn quy trình phát triển sản phẩm phải được chú trọng đúng mực. Theo các chuyên gia, R&D chuẩn chỉnh về thị trường, công nghệ, pháp lý... sẽ tạo nền móng vững chãi, tăng cường năng lực cạnh tranh của các chủ đầu tư. Đồng thời sản phẩm, dự án sẽ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của người sử dụng.

Dù vậy, trên thực tế, các hoạt động R&D bất động sản tại Việt Nam còn vướng mắc nhiều rào cản. Theo một khảo sát sơ bộ thực hiện trên 50 đại diện doanh nghiệp bởi RealCom – Cộng động Phát triển BĐS Bền vững, cho thấy hơn 60% đại diện doanh nghiệp biết rằng R&D có vai trò quan trọng, nhưng chưa có bộ phận R&D chuyên biệt. Chỉ 40% doanh nghiệp có bộ phận R&D riêng nhưng gần nửa số đó chỉ nghiên cứu khả thi, chứ chưa có nhiều đóng góp hiệu quả, giá trị.

Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – CEO Sen Vàng Group, Việt Nam đang đứng trước tiềm năng vô cùng lớn trong lĩnh vực bất động sản với cơ cấu dân số vàng, độ tuổi 30-35 chiếm ưu thế, các doanh nghiệp cũng nở rộ nhanh chóng ở mọi phân khúc. Dù vậy, trừ các tập đoàn đầu ngành thì hiếm có doanh nghiệp có phòng R&D hoạt động chuyên nghiệp, triển khai các dự án nghiên cứu – phát triển đóng góp thực tiễn.

con-khuong-diamon-city-can-tho-1631846386.jpg

“Các đơn vị vẫn đi theo những chiến lược đơn thuần, sản phẩm đưa ra thị trường còn khá tương đồng nhau, chưa có những yếu tố cạnh tranh cần có. Từ đó dẫn đến việc chưa có nhiều bứt phá trong các chiến lược kinh doanh và bán hàng”, bà Ngọc nói.

Lý giải hiện trạng này, chuyên gia cho rằng, R&D vốn không phải “cuộc chơi” dành cho tất cả. Các doanh nghiệp cần đối đầu với ít nhất ba thách thức sau nếu muốn xây dựng một đội ngũ R&D tinh nhuệ.

Thứ nhất, lĩnh vực R&D tại Việt Nam đang thiếu nhân lực trầm trọng. Không nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo ra các chuyên gia R&D.

Thứ hai, về mặt chi phí để “nuôi” một bộ phận R&D trong dài hạn không hề nhỏ, đặc biệt là các chuyên gia từ nước ngoài.

Thứ ba, để các thông số từ R&D có tính hiệu quả đòi hỏi thời gian đủ lâu dài, các khảo sát chuyên sâu. Đối với các chủ đầu tư triển khai chiến lược kinh doanh cần tốc độ thì đôi khi chưa phù hợp.

Hội thảo trực tuyến “R&D - Nghiên cứu phát triển Bất động sản kỷ nguyên số”

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, thị trường liên tục biến động. R&D chính là giải pháp hàng đầu để chủ đầu tư có cái nhìn chuẩn xác về thị trường, về tâm lý nhà đầu tư, về phân khúc sản phẩm....

Với lý do trên, tiếp nối chuỗi hội thảo Phát triển bất động sản bền vững kỷ nguyên số, RealCom buổi hội thảo trực tuyến thứ 2 với chủ đề: “R&D - Nghiên cứu phát triển Bất động sản kỷ nguyên số” sẽ được tổ chức vào 9h30 sáng, Thứ 4 ngày 29/9/2021.

241405441-117729580634820-7215498851705958305-n-1632300011.png

Hội thảo trực tuyến sẽ đào sâu chủ đề chiến lược R&D sản phẩm trong lĩnh vực bất động sản, những cơ hội lẫn thách thức mà doanh nghiệp phải đối diện khi giải bài toàn nghiên cứu – phát triển sản phẩm.

Nhiều thông tin bổ ích và giá trị xoay quanh chủ đề R&D sẽ được chia sẻ tại buổi hội thảo như:
1. Toàn cảnh về thị trường R&D và Ngành R&D Bất động sản tại Việt Nam
2. R&DP - Nghiên cứu và phát triển sản phẩm bất động sản theo chiến lược bền vững và cạnh tranh
3. R&DM - Nghiên cứu và phát triển thị trường bất động sản theo chiến lược bền vững và cạnh tranh
4. R&DT - Nghiên cứu và phát triển công nghệ bất động sản trong kỷ nguyên số
5. Giao lưu trao đổi cộng đồng phát triển dự án bất động sản

Sự kiện có sự tham gia và bài tham luận đặc biệt của Tiến sĩ Hoàng Hữu Phê. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư Xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới (R&D Consultants). Ông Hữu Phê là người đưa ra thuyết Vị Thế - Chất Lượng (SQTO) cùng với giáo sư Patrick Wakely tại Đại học Tổng hợp London (UCL) vào năm 2000. Lý thuyết này được tặng giải thưởng mang tên Donald Robertson của tạp chí uy tín Urban Studies dành cho công trình xuất sắc nhất trong năm về vị trí dân cư và cấu trúc đô thị.

Các dự án điển hình của Tiến sĩ Hoàng Hữu Phê
- Khu đô thị mới Gia Lâm 1200ha và Buro Happold (Vương quốc Anh) Khu đô thị mới Bắc An Khánh, hà Tây (2005)
- Khu đô thị Du lịch Cái Giá, Cát Bà
- Khu đô thị mới Trung Hòa, Nhân Chính
- Khu đô thị mới Thảo Điền, TP Hồ Chí Minh
- Quy hoạch tổng thể ĐHQG Hà Nội
- Trụ sở Ngân hàng VietinBank, 68 tầng (Tư vấn địa phương phối hợp với Foster +Partners (UK), Các khu nhà ở 17, 24, 29 và 34 tầng - Hà Nội.
- Rạp Xiếc Trung Ương, Hà Nội,...

Đăng ký theo đường link sau: https://forms.gle/d2VbTFM9sdZ1GMx67

RealCom là cộng đồng dành riêng cho các cá nhân, tổ chức làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển dự án bất động sản nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như chất lượng của nguồn nhân sự ngành quản lý - phát triển dự án bất động sản. Chuỗi sự kiện “ Phát triển bất động sản bền vững kỷ nguyên số” - bản quyền của RealCom nhằm chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp và người làm nghề bất động sản các thông tin hữu ích vượt dịch Covid 19. Chương trình sẽ diễn vào tuần thứ 2 và thứ 4 hàng tháng.

Sự kiện được hỗ trợ tổ chức và đồng hành bởi các đơn vị: Sen Vàng Group, GBS Vietnam, Time Universal, Dones, Vicoreal, RealTech, Toàn Cảnh bất động sản, Viewest, Dot Property

Toàn Anh