Sáng 19.2, UBND H.Củ Chi phối hợp với Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học tiềm năng, định hướng phát triển và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn H.Củ Chi.
Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo TP.HCM và các sở ngành, doanh nghiệp... nguyên vũ |
Phát biểu đề dẫn, PGS-TS Nguyễn Tấn Phát, Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM cho biết, trong nhiệm kỳ 2016-2020,
Du khách tham quan khu di tích địa đạo Củ Chi
vũ phượng
Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM thì đề xuất huyện cần làm tốt quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nông thôn mới hiện đại theo hướng “giữ làng trong phố”, không để tình trạng đô thị hóa tự phát “phố không ra phố, làng không ra làng”, giữ hành lang ven sông Sài Gòn. Với những nền tảng sẵn có, Củ Chi cần phát triển thành không gian văn hóa đặc trưng, có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết hợp với các giá trị văn hóa, bảo tồn phát triển làng nghề.
H.Củ Chi không chỉ có các di tích như địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược mà còn có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: bánh tráng Phú Hòa Đông, đan lát mây tre lá Thái Mỹ, mành trúc Tân Thông Hội, đan rế Phước Vĩnh An, đan đệm Tân Thạnh Tây...
“Để thuận lợi cho du khách thì hạ tầng giao thông cần đặc biệt quan tâm để đi Củ Chi nhanh hơn mà không ách tắc”, bà Thảo nhìn nhận, và đề nghị cần tập trung đầu tư các tuyến đường cao tốc TP.HCM – Tây Ninh, tuyến đường sông, xe buýt kết nối các địa điểm tham quan.
Nhiều ý kiến nêu tại hội thảo cũng đồng tình với phương án "nâng cấp" đô thị H.Củ Chi từ huyện lên thành phố thay vì lên quận nhằm duy trì những giá trị đặc trưng về văn hóa, con người, truyền thống, lịch sử...
Chuẩn bị hội nghị xúc tiến đầu tư
Ở góc độ thu hút đầu tư, PGS-TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing nhấn mạnh với vị thế của Củ Chi, hoàn toàn có thể thí điểm là nơi thực hiện các dự án xanh, giảm phát khí thải từ nguồn vốn FDI thế hệ mới. Để làm được điều đó, huyện phải chuẩn bị quỹ đất sạch, nâng cấp hệ thống giao thông, kêu gọi các nhà đầu tư lớn đóng vai trò dẫn dắt.
Ông Đạt cho rằng cần thống nhất quan điểm để xây dựng chiến lược, lộ trình thu hút FDI thế hệ mới và coi đây là một trong những đột phá chiến lược của huyện. Các điều kiện thu hút FDI thế hệ mới cần được chuẩn bị kỹ, phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế của huyện trở thành một khu đô thị kinh tế số; trong đó ưu tiên chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp chất lượng cao, nâng cao giá trị thay vì mở rộng cơ sở về địa lý.
Bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND H.Củ Chi cho biết sắp tới sẽ phối hợp với H.Hóc Môn tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư nguyên vũ |
Kết luận hội thảo, Chủ tịch UBND H.Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền cho biết các tham luận và ý kiến phát biểu tại hội thảo đã khẳng định và nêu bật nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để huyện xác định định hướng, mô hình phát triển phù hợp trong thời gian tới.
Trong đó, các lợi thế, tiềm năng chính trị, truyền thống cách mạng, văn hóa, con người, đất đai, khí hậu là những điều kiện quan trọng để huyện phát triển toàn diện với nhiều mô hình được đề xuất như: nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao… Các đề xuất mô hình tổ chức phát triển kinh tế - xã hội của đô thị Củ Chi trong tương lai: đô thị sinh thái thông minh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh… là những gợi mở quan trọng.
Chủ tịch H.Củ Chi nhận định điểm nhấn của hội thảo là đa số các bài viết, ý kiến đều đề xuất mô hình phát triển trong tương lai của H.Củ Chi là thành phố thuộc TP.HCM, cùng các đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, giao thông… có tính khả thi cao, có thể đưa vào thực hiện ngay trên thực tiễn.
“Hội thảo là tiền đề quan trọng để huyện nghiên cứu, tiếp tục thảo luận chuyên sâu với các ngành, đơn vị chuyên môn trong việc phát huy các lợi thế, tiềm năng, tạo tâm thế chủ động khi H.Củ Chi phối hợp với H.Hóc Môn tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư theo định hướng chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc”, bà Hiền cho biết.
Củ Chi là huyện ngoại thành nằm ở phía tây bắc TP.HCM, diện tích hơn 435 km2, đứng thứ 2 toàn thành phố (sau H.Cần Giờ) và giữ vị trí là vùng chuyển tiếp giữa vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, tiếp giáp các tỉnh Bình Dương, Long An và Tây Ninh.
Tin liên quan
TP.HCM: Hơn 3 tỉ đồng lo tết cho người nghèo, gia đình chính sách ở Củ Chi 5 huyện ngoại thành TP.HCM còn thiếu bao nhiêu tiêu chí để lên quận? TP.HCM vạch kế hoạch phát triển quỹ đất hai bên sông Sài Gòn