Mua nhà, dọn nhà cần tìm hiểu nhập trạch là gì và cách nhập trạch

Lan Anh
Trước khi dọn về nhà mới, việc đầu tiên chủ nhà cần làm là thực hiện các nghi thức nhập trạch. Đây là buổi lễ quan trọng mang tính chất chào hỏi cũng như cầu mong thần linh phù hộ độ trì, mang lại sự bình yên cho và thăng tiến sự nghiệp cho gia chủ. 

Ngoài lễ nhập trạch, trong quá trình xây nhà còn có thêm vài buổi lễ khác mà gia chủ cần phải thực hiện các nghi thức như lễ trấn trạch, lễ cất nóc. Chính vì thế mà nhiều người thường nhầm lẫn ý nghĩa và thời gian thực hiện các buổi lễ này. Hãy cùng Toàn cảnh Bất động sản phân biệt nhé.

Lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc (lễ Thượng Lương) là nghi thức được thực hiện vào ngày đổ trần hoặc đổ bê tông sàn mái của công trình. Nhiều người thường cho rằng lễ cất nóc phổ biến của người Việt là do chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, lễ cất nóc là nghi thức được du nhập từ nước Mỹ. Trong truyền thống xây nhà của phương Tây, người ta thường làm lễ bằng cách đặt một viên đá hoặc viên gạch đầu tiên lên công trình trước khi khởi công xây dựng.

Lễ trấn trạch là gì?

Trấn trạch là từ Hán Việt, hiểu đơn giản có nghĩa là canh giữ nhà cửa. Nghi lễ này thường được thực hiện nhằm mục đích ổn định ngôi nhà, tránh những tác động xấu từ bên ngoài. Chính vì thế mà lễ trấn trạch thường được tổ chức vào những thời điểm như xây nhà mới, long mạch suy yếu, nặng âm khí và hàn khí,.... Bên cạnh đó, lễ trấn trạch giúp thu hút vượng khí vào ngôi nhà để gia chủ mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, bình an.

le-tran-trach-la-gi-1629830350.jpg

Các nghi thức nhập trạch dọn về nhà mới mang lại sự bình yên cho gia chủ

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là từ ngữ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa là "vào", còn “trạch” chính là "nhà". Đây là một nghi lễ truyền thống quan trọng trước khi dọn vào nhà mới của người Việt. Hiểu nôm na thì gia chủ thực hiện nghi thức lễ nhập trạch là để thông báo với các vị thần  cai quản rằng gia đình họ sẽ dọn đến sinh sống trong thời gian tới, mong các vị thần phù hộ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc. Đồng thời cũng là lễ xin phép đưa thổ địa ở nhà cũ chuyển sang nhà mới để tiếp tục phù hộ cho gia đình.

Các bước thực hiện lễ nhập trạch như thế nào?

Đến ngày lễ nhập trạch, nhiều gia chủ vẫn không biết thực hiện nghi thức như thế nào, có cần xem ngày tốt, chuẩn bị đồ cúng, mâm cúng nhập trạch, soạn văn khấn,...hay không. Dưới đây sẽ là quy trình gồm 3 bước cơ bản để thực hiện lễ nhập trạch mà ai cũng cần biết:

Bước 1: Chọn ngày nhập trạch

Để chọn được ngày tốt làm lễ nhập trạch, gia chủ chỉ cần lưu ý tránh những ngày xấu cố định trong năm như Dương công kỵ nhật (Theo lịch âm: ngày 13 tháng Giêng, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, ngày 19 tháng Chạp), Tam nương (gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng), Sát chủ (các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng). Cần kiêng nhập trạch vào tháng 3, tháng 7 âm lịch (trong hai tháng này có tiết Thanh minh và Vu lan báo hiếu). Ngoài những ngày và tháng kỵ như trên, gia chủ có thể chọn lựa ngày nhập trạch phù hợp với mình.

Bước 2: Thứ tự nhập trạch

Đặt bếp than vào nhà, đặt cạnh cửa trước (cửa chính), mở tất cả các cửa và bật sáng tất cả các đèn trong nhà. Gia chủ sẽ cầm lư hương thờ Thổ Công bước qua bếp than hồng, gia chủ bước chân trái qua trước, những người theo sau cũng làm điều tương tự. Sau đó gia chủ mới chuyển các vật dụng như chiếu, bếp ga, chổi, muối, gạo, nước… vào nhà.

Bước 3: Mua đồ để cúng nhà mới

Gia chủ chuẩn bị đồ cúng, mâm cúng nhập trạch để dâng gia tiên và Thổ Công, gồm có:

+ Mâm ngũ quả: Chọn lựa trái cây theo mùa, tối thiểu là 5 quả khác nhau tượng trưng cho ngũ hành, quả phải thật tươi ngon và đẹp mắt.

+ Hương hoa: để chuẩn bị cho lễ nhập trạch cần mua lọ hoa tươi cúng nhà mới như hoa cúc, hoa ly, hoa  hồng,... đèn cầy, nhang, vàng mã,  trầu cau, và 3 hũ đựng muối, gạo và nước.

+ Mâm cơm cúng: Nếu là mâm cơm chay thì gồm có canh rau củ, rau củ xào, đậu hủ, bánh kẹo, chè,... Nếu là mâm cỗ mặn: 1 con tôm, 1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt, gà luộc,..

Lưu ý, trong khi chuẩn bị hành lễ, gia chủ phải chọn hướng đẹp và thắp hương khấn vái. Đọc văn khấn gồm 2 bài, một bài cúng thần linh, một bài cúng gia tiên, cuối cùng là châm bếp đun nước. Trong quá trình nấu, chỉ cần nấu khoảng 5-10 phút là được. Với ý nghĩa khai bếp mới, pha trà, dâng nước cúng Thổ Công, Gia tiên, mời trà nước những vị khách đầu tiên vào nhà.

le-nhap-trach-la-gi-1629830350.jpg

Chọn ngày nhập trạch hợp phong thủy

Bước 4: Ngủ lại một đêm

Sau khi làm lễ xong thì dọn dẹp, gia chủ ở lại nhà mới một đêm để là hoàn thành các bước thủ tục nhập trạch lấy ngày, được coi là thủ tục để thần linh chứng kiến ​​sự hiện diện của gia chủ trong ngôi nhà mới. Đồ đạc của gia đình gia chủ có thể chọn ngày chuyển vào như kế hoạch.

Có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch?

Theo nghi thức truyền thống thì gia chủ phải là người bước vào nhà trước, sau đó mới được phép chuyển vật dụng vào sau như vậy mới đúng phong thủy. Tuy nhiên do xã hội ngày càng phát triển, không phải ai cũng chờ tới ngày nhập trạch mới có thể dọn nhà nên các nghi thức cũng dần được nới lỏng và linh hoạt hơn xưa. 

Lúc này, ngày “đăng ký” chính thức được tính kể từ ngày gia chủ thực hiện nghi lễ nhập trạch, chuyện bạn chuyển đồ về nhà mới trước hay sau lễ nhập trạch đều được chấp nhận. Chính vì thế chủ nhà có thể thoải mái sắp xếp thời gian chuyển đồ thuận tiện nhất.

Những điều kiêng kỵ khi thực hiện lễ nhập trạch

+ Không để thai phụ thực hiện lễ nhập trạch vì sẽ vi phạm đến thần thai.

+ Nếu bắt buộc phải chuyển đồ vào nhà mới thì nên dùng chổi mới quét lên các đồ đạc cần chuyển.

+ Khi mượn tuổi dọn nhà nên tránh tuổi Dần vì được xem là con giáp hung dữ và không tốt cho nghi lễ nhập trạch.

+ Đích thân chủ nhà phải là người đứng ra thực hiện nghi lễ nhập trạch

+ Người đi đầu cầm lễ cúng bái nên là gia chủ, những người còn lại sẽ theo sau.

+ Tránh thực hiện nghi lễ nhập trạch vào buổi tối, lễ nên được tổ chức vào buổi sáng, trưa, chiều (trước khi trời tắt nắng).

Hạ Linh