Tìm hiểu về chống thấm dột và các loại keo chống thấm dột tốt

Lan Anh
Đối với mọi công trình, thấm dột luôn là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ và độ bền của kết cấu, khiến công trình không còn chắc chắn và xuống cấp một cách nhanh chóng.

Chống thấm dột là gì?

Chống thấm dột là phương pháp sử dụng một lớp phủ trên bề mặt để ngăn tuyệt đối sự xâm nhập của nước vào các vật liệu xây dựng.

Phương pháp chống thấm dột thường được sử dụng trong quá trình thi công tòa nhà (như tầng hầm, tường, sàn, các khu vực ẩm ướt), đường hầm cao tốc,... nhằm tăng độ bền kiến trúc và kéo dài tuổi thọ cho công trình.

Lợi ích của việc chống thấm dột

Kéo dài tuổi thọ và độ bền của công trình: Với những bức tường không áp dụng tốt biện pháp chống thấm ở giai đoạn đầu, sau một thời gian sử dụng sẽ dễ xuất hiện những mảng ố trên bề mặt hoặc tệ hơn là gây bong tróc các mảng sơn tường.

Ngăn chặn nấm mốc xâm nhập vào tường, sàn nhà: Các vật liệu để xây tường, sàn nhà thường có các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Khi gặp thời tiết mưa nhiều, sự chênh lệch giữa độ ẩm và nhiệt độ bề mặt sẽ gây ra hiện tượng nền và tường nhà “bị đổ mồ hôi”. Nước thấm vào các lỗ li ti trong thời gian dài sẽ gây rêu mốc, nứt tường. Do đó, việc chống thấm dột là việc thiết yếu để đảm bảo sức bền cấu trúc xây dựng.

chong-tham-dot-la-gi-1628792454.jpg
Kéo dài tuổi thọ của công trình bằng phương pháp chống thấm dột

Giảm chi phí bảo trì và dọn dẹp: Với kết cấu chống thấm, bạn sẽ ít phải dọn dẹp sau trận mưa bão lớn. Nếu ban đầu đã chống thấm tốt thì bề mặt vật liệu vẫn được giữ sạch sẽ, phần bảo trì về cơ bản cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Tường và sàn nhà được chống thấm làm tăng giá trị tài sản: Khi đến thời điểm mở bán, một ngôi nhà có tầng hầm hoặc tầng phụ được chống thấm sẽ được nhiều người lựa chọn. Không ai muốn mua một ngôi nhà có phần tường đầy mảng ố, ẩm mốc và bong tróc.

Các vật liệu chống thấm dột hiệu quả

Chống thấm dột gốc xi măng

Xi măng là vật liệu chống thấm có sẵn, dễ dàng tìm thấy ở các nhà cung cấp vật liệu xây dựng. Chất xi măng rất dễ trộn, thêm vào đó độ kết dính cao nên có khả năng ngăn các phân tử nước thấm vào vật liệu xây dựng. Phương pháp chống thấm dột gốc xi măng thường được sử dụng như một lớp phủ chống thấm sàn, cầu, đập, nhà máy xử lý nước thải, đường hầm... 

Ngoài ra, phương pháp chống thấm gốc xi măng cũng được dùng để xử lý sự cố, hỏng kết cấu công trình như: nứt móng, nứt vỡ chân tường, nứt tường gây ra thấm dột.

chong-tham-dot-goc-xi-mang-1628792454.jpg

Phương pháp chống thấm dột gốc xi măng

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm chống thấm dột gốc xi măng Sika, danh mục sản phẩm của hãng rất đa dạng, có cả dạng bột và lỏng để chọn tùy ý sao cho phù hợp với công trình của mình. Các sản phẩm chống thấm dột Sika có khả năng thẩm thấu tạo tinh thể, hình thành một lớp bảo vệ chống nước rất tốt, không kén bề mặt thi công, chống cháy, an toàn, thân thiện với môi trường, khi sử dụng các sản phẩm của hãng, công trình của bạn sẽ được bảo vệ rất tốt trong nhiều năm với tác động của nước. Tuy nhiên một nhược điểm của sản phẩm chống thấm dột Sika là có độ bền kém, dễ bị nứt nẻ do thiếu khả năng đàn hồi, chịu chấn động kém và tốn khá nhiều thời gian thi công.

Hợp chất chống thấm dạng lỏng

Phương pháp dùng hợp chất chống thấm dạng lỏng là quá trình phủ một lớp màng lên trên bề mặt đang thi công bằng cách lăn, phun hoặc trám. So với chống thấm gốc xi măng, hợp chất chống thấm dạng lỏng là phương pháp linh hoạt hơn. Thành phần chủ yếu có trong chất chống thấm lỏng là polymer. Vậy nên bạn chỉ cần xịt phun lên bề mặt các tinh thể sẽ lấp đầy vào các lỗ rỗng, các chất lỏng sẽ dần khô lại tạo thành lớp chống thấm dột hiệu quả cho tường và nền nhà.

hop-chat-chong-tham-dang-long-1628792454.jpg

Hợp chất chống thấm dạng lỏng

Trên thực tế, hợp chất dạng lỏng có thể tăng thời gian chống thấm dột cho công trình lên đến 15 năm. Bên cạnh đó nó còn giúp bảo vệ tường, nền nhà không bị rạn nứt. Chất lỏng chống thấm dột được đánh giá là an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Điển hình như sản phẩm chống thấm Kova có khả năng ngăn chặn nước thấm vào triệt để, bề mặt công trình có sử dụng chống thấm kova sẽ giúp bốc hơi nước dễ dàng. Bên cạnh đó chống thấm Kova còn có độ bám dính cực tốt với bề mặt bê tông trong mỗi công trình, chịu được mài mòn, tác động va chạm ngoại cảnh, chịu được nhiệt độ cao, không bắt lửa, luôn duy trì ở trạng thái tốt nhất và có độ bền cao. Tuy nhiên sản phẩm chống thấm Kova không được đa dạng nên với một số công trình có yêu cầu đặc thù cần phải tìm những sản phẩm khác thay thế.

Màng chống thấm gốc Bitum (nhựa đường)

Nếu bạn đang thi công khu vực sân thượng, khu vực mái, tầng hầm thì có thể chọn phương pháp màng chống thấm gốc Bitum. Với thiết kế dưới dạng tấm hoặc cuộn, việc thi công chống thấm trở nên đơn giản hơn bằng cách kéo tấm màng dọc khắp khu vực. Bên cạnh đó, màng chống thấm gốc Bitum được cấu tạo từ polime tổng hợp và một số loại dầu, nhựa giúp cải thiện độ bám dính rất tốt lên sàn nhà. Đây là phương pháp có độ bền cao và hiệu quả chống thấm lên đến hàng trăm năm.

mang-chong-tham-goc-bitum-1628792455.jpg
Màng chống thấm gốc Bitum dễ dàng thi công

Màng chống thấm gốc PU

Một hình thức chống thấm dột khác là màng chất lỏng polyurethane, đây là một lựa chọn khá tốn kém nhưng mang lại hiệu quả chống thấm dột rất tốt. Thông thường, màng chất lỏng polyurethane được sử dụng tại các khu vực có mái bằng hoặc những nơi tiếp xúc trực tiếp với không gian ngoài trời.

mang-chong-tham-goc-pu-1628792455.jpg

Màng chống thấm gốc PU có giá khá đắt, nhưng đi kèm đó là chất lượng hiệu quả cao

Tuy nhiên bạn cần phải đánh giá độ ẩm của tấm bê tông trước khi áp dụng phương pháp này. Nếu độ ẩm ở mức quá cao, chất polyurethane có trong màng chống thấm sẽ phản ứng với hơi nước và tạo ra khí carbon dioxide, gây ra tình trạng sủi bọt hoặc kim châm trên bề mặt tường, nền nhà.

Nên xử lý chống thấm dột tại các khu vực nào trong nhà?

Chống thấm dột tại nhà vệ sinh

Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tiếp xúc và va chạm liên tục sẽ dễ dẫn đến rò rỉ nước ở các đường ống. Từ đó, ngôi nhà của bạn phải đối mặt với nguy cơ thấm dột, nước ngấm qua tường, thấm ngược qua sàn.

Có 2 phương án chống thấm nhà vệ sinh:

● Thứ nhất: Sử dụng màng tự dính, chẳng hạn như Lemax, Autotak Italia, Larix hoặc Bitustick

● Thứ hai: Sử dụng màng khò chống thấm dột nhà vệ sinh

Đây là 2 chất liệu màng chống thấm tốt nhất, có tuổi thọ cao, tác dụng ngăn chặn nước tiếp xúc vào vật liệu xây dựng bên trong công trình rất hiệu quả. Vì vậy, đối với nhà vệ sinh và các công trình khác tiềm ẩn nguy cơ thấm dột nghiêm trọng thì đây 2 vật liệu chống thấm bạn nên lựa chọn đầu tiên để xem xét.

Chống thấm dột tường

Tường bị thấm dột nước là do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường lâu ngày bị bong tróc, rêu mốc hoặc nứt nẻ, nước mưa cứ thế men theo vết nứt thấm vào tường.

Vật liệu được sử dụng để chống thấm dột tường có thể được chia thành hai loại: vật liệu chống thấm tường trong và vật liệu chống thấm tường ngoài.

● Tường bên ngoài: nên sơn một lớp sơn đàn hồi acrylic, sau đó lăn sơn chống thấm gốc xi măng hoặc sử dụng sản phẩm chống thấm ngược INTOC-04. Vật liệu INTOC-04 là một chất chống thấm vô cơ gốc xi măng tạo thành một lớp hồ dầu chống thấm, lớp này sẽ bám vào vật liệu để tạo thành một khối đồng nhất với khả năng chống thấm nước rất tốt.

● Tường bên trong nên sơn một lớp sơn lót chống kiềm trước rồi mới tiến hành sơn phủ.

Chống thấm dột sân thượng

Sân thượng thường xuyên tiếp xúc với nước do mưa, hoặc các hoạt động chăm sóc cây trồng trên sân thượng. Một trong những vật liệu chống thấm dột được nhiều người dùng cho khu vực sân thượng là màng chống thấm gốc Bitum hay còn gọi là nhựa đường. Đây là một vật liệu nóng chảy với khả năng thẩm thấu và kết dính tuyệt vời. Nhựa đường có thể tạo thành một lớp màng dày và hoàn toàn không thấm nước, chính vì thế dù lượng nước nhiều cỡ nào cũng không khiến sàn sân thượng bị nứt, hỏng hoặc bám rêu.

Lệ Chi