Thời gian vừa qua, dịch bệnh corona đã dạy cho chúng ta bài học sâu sắc về tầm quan trọng của sự chuẩn bị về tài chính trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù thiên tai, dịch bệnh là những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn nhưng quỹ dự phòng sẽ giúp bạn ở trong vùng an toàn, ít nhất từ 6 tháng - 1 năm.
Mai Anh (28 tuổi) chia sẻ: Đợt dịch vừa rồi cũng may tôi có quỹ tiền định đi du lịch nước ngoài bị hủy trước đó đã giúp tôi vượt qua 6 tháng bị cắt giảm lương. Từ sự việc lần này, tôi thấy được tầm quan trọng của quỹ dự phòng và sẽ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề tiết kiệm hơn trong tương lai.
Lập ngân sách. Để bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp, bạn nên làm theo ba bước sau:
Bước một, ghi lại các chi phí mỗi tháng của và phân loại chúng thành các chi phí bắt buộc và phát sinh.
Bước hai, duy trì giai đoạn này trong vòng 3-5 tháng để biết con số trung bình cần phải chi.
Bước ba, kiểm kê các khoản chi tiêu và sàng lọc các khoản không cần thiết.
Giả sử chi phí bắt buộc hàng tháng của bạn là 10 triệu mỗi tháng. Trong trường hợp đó, quỹ khẩn cấp của bạn nên giữ ở mức 10-20% tổng thu nhập, vậy số tiền cần bỏ quỹ sẽ rơi vào khoảng từ 1-2 triệu.
Để rút ngắn thời gian tích lũy quỹ dự phòng, ngoài việc bắt đầu càng sớm càng tốt, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể như sau:
Tự giác gửi tiền vào quỹ đúng ngày mỗi tháng. Nếu bạn đã đặt cho mình mục tiêu xây quỹ với số tiền 10 triệu trong 3 tháng, thì bạn sẽ cần trích ra 3 triệu đều đặn mỗi tháng.
Tạo một tài khoản riêng để tích lũy. Xu hướng tiêu dùng ngày nay trở thành cám dỗ với sức hút khó cưỡng lại. Vì thế, việc lập một tài khoản tách biệt, không liên quan đến bất kỳ mục đích ngào ngoài tích lũy dự phòng sẽ giúp bạn bảo toàn và không bị lung lay nếu có lỡ muốn shopping quá tay.
Bạn có thể làm điều này đơn giản bằng cách:
Thứ nhất, tự hứa với bản thân sẽ không rút bất kỳ số tiền nào từ quỹ này cho đến khi đạt được mục tiêu của mình.
Thứ hai, cài đặt tính năng chuyển tiền tự động theo ngày cố định trên tài khoản nhận lương của bạn sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu cần đạt được.
Thứ ba, lên lịch ngày cho việc chuyển tiền đến quỹ gần ngày nhận lương để bạn không có cơ hội chi tiêu tùy ý cho việc không cần thiết.
Chuyển tiền theo lịch giúp chủ động trong quản lý tài chính cá nhân. Các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền cần chuyển theo định kỳ như thanh toán học phí cho con, chuyển tiền cho người thân hằng tháng… sẽ được chuyển tự động theo lịch nhất định. Có thể đăng ký số tiền chuyển định kỳ linh hoạt theo một trong hai cách sau: Chuyển khoản một số tiền nhất định hoặc chuyển khoản theo tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên số dư của tài khoản chuyển.
Không thể chối bỏ tầm quan trọng của quỹ dự phòng, tuy nhiên, đừng dồn quá nhiều cho phần quỹ này. Bởi quỹ khẩn cấp có tác dụng khi bạn có thể sử dụng ngay tức thì, do đó nó thường được tích trữ ở tài khoản có lãi suất cực kì thấp, không thể sinh lời cho bạn. Vì thế nên dừng lại đúng lúc khi đã đạt được mục tiêu cuối cùng.
Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể chia nhỏ các khoản tiền khẩn cấp theo tỷ lệ 20:20:60 hoặc 20:30:50 giữa tiền mặt, tiền tiết kiệm và tiền gửi ngắn hạn… Sẽ rất hữu ích nếu bạn duy trì thói quen lập quỹ dự phòng lâu dài, vì có thể có những thay đổi trong cuộc sống của bạn như bắt đầu kinh doanh, nghỉ làm, thêm một thành viên mới trong gia đình sẽ tác động thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn.
Link nội dung: https://batdongsan12h.vn/cach-lap-quy-du-phong-tai-chinh-hieu-qua-a720