Ý nghĩa của cây lưỡi hổ, cây ngũ gia bì trong phong thuỷ nhà ở

Cây lưỡi hổ và cây ngũ gia bì rất quen thuộc trong không gian bài trí nhà ở của nhiều người hiện nay. Đằng sau những vẻ ngoài đặc biệt ấy là những ý nghĩa tiềm ẩn mang đến cốt cách riêng cho vẻ đẹp từng loài cây và cho chính không gian căn nhà.  

Trồng cây lưỡi hổ có tốt không?

Cây lưỡi hổ tiếng anh gọi là Snake Plant hoặc Dracaena trifasciata, còn được gọi dưới cái tên khác là cây lưỡi cọp hoặc cây hổ vĩ mép lá vàng. Đây là loài cây thuộc họ cây Măng tây có nguồn gốc từ Nigeria và hiện nay đã được nhân giống nuôi trồng tại nhiều nơi trên toàn thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,… Người dân Nigeria thường trồng loài cây này trong nhà với mục đích xua đuổi tà ma và mang lại may mắn cho gia đình. 

cay-luoi-ho-1631612001.jpg

Cây lưỡi hổ - món quà tự nhiên với vẻ đẹp ngoan cường

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây lưỡi hổ còn rất được ưa chuộng trong trang trí nội thất bởi vẻ ngoài độc đáo của nó. Với dáng cao thẳng đứng cùng hai bên tán lá cứng cáp, phần lá màu cẩm thạch và được viền bởi một màu vàng rực rỡ. Lưỡi hổ là loài cây ưa bóng râm và không cần tưới quá nhiều nước mà vẫn có thể phát triển tốt, mang lại mảng xanh tự nhiên cho không gian sống. Một thợ trồng cây chuyên nghiệp cho biết “Những loài cây sống được trong điều kiện thiếu sáng sẽ sử dụng nước ít hơn. Khi trồng cây trong nhà, lượng nước thoát ra bên ngoài cũng ít hơn vậy nên người trồng không cần phải tốn công tưới thường xuyên”.

Cây lưỡi hổ có độc không? 

Việc trồng cây lưỡi hổ mang lại nhiều lợi ích cho đời sống sinh hoạt và không gian nhà ở. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố tích tụ trong ngôi nhà của bạn. Với tính chất dị biệt là hấp thụ độc tố qua lá và nhả khí oxi cả ngày lẫn đêm, cây lưỡi hổ còn có thể giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi cho gia chủ vào ban ngày, cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ vào ban đêm, mang đến giấc ngủ sâu và an giấc hơn bao giờ hết.

cay-luoi-ho-co-doc-khong-1631612001.jpg

Cây lưỡi hổ là một nét chấm phá tự nhiên cho không gian nhà ở tù túng của bạn

Mặc dù lượng độc tố không cao, cây lưỡi hổ vẫn ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn. Bằng việc vô tình ăn hay nuốt phải cây lưỡi hổ, bạn vẫn có thể bị ngộ độc cho lượng độc tố trong cây gây ra dẫn đến việc buồn nôn, kích ứng,…Vì thế, nếu gia đình bạn có trẻ em, hãy để bé tránh xa khu vực có cây lưỡi hổ để tránh tình trạng bé bẻ lá và nuốt phải.

Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong phong thủy nhà ở

Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi tà ma, tai ương và điềm xấu. Ngoài ra, vẻ đẹp của hoa lưỡi hổ còn có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy. Theo quan niệm từ xa xưa, nếu những ai trồng cây lưỡi hổ mà chăm sóc tốt, cây ra hoa kết trái tốt đẹp thì tài lộc trong năm đó sẽ rất tốt, không chỉ trong cuộc sống mà công việc, sự nghiệp cũng rất thuận lợi, tiền bạc dồi dào và giàu có.

Lá cây lưỡi hổ mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết tâm và ý chí tiến lên của con người. Bên cạnh đó là dáng vẻ uy nghiêm từ thân đến ngọn cây lưỡi hổ là biểu tượng của quyền uy, danh vọng, giàu sang và may mắn. Lưỡi hổ là loại cây quý mang ý nghĩa phong thủy về thời đại hưng thịnh, chủ nhân của cây lưỡi hổ sẽ được ban tặng 8 đức tính quý: thịnh vượng, sắc đẹp, trường thọ, trí tuệ, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca.

y-nghia-cay-luoi-ho-1631612002.jpg
Sự sang trọng toát lên từ cốt cách mang đến phong thủy tốt lành cho chủ nhà

Cây lưỡi hổ – vẻ đẹp thanh tao cho không gian làm việc

Ngoài mặt mang ý nghĩa phong thủy cho không gian nhà ở, cây lưỡi hổ còn góp vào màu sắc tự nhiên cho không gian làm việc, giúp tinh thần gia chủ thư thái, giảm bớt căng thẳng và chấm phá thêm nét đẹp tự nhiên cho căn nhà. Dưới đây là một số mẫu cây lưỡi hổ để bàn nhỏ gọn, thanh lịch và đẹp mắt dành cho bạn.

cay-luoi-ho-bup-sen-1631612001.jpg
Cây lưỡi hổ búp sen – nhỏ gọn nhưng đầy nhựa sống, thích hợp làm vật trang trí để bàn
cay-luoi-ho-van-1631612001.jpg
Cây lưỡi hổ vằn – nét đẹp tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời
cay-luoi-ho-thai-1631612001.jpg
Cây lưỡi hổ thái – sự kết hợp bắt mắt giữa hai màu vàng xanh tự nhiên

Trồng cây Ngũ gia bì trong nhà

Cây ngũ gia bì tiếng anh là Schefflera Octophylla, còn có tên gọi phổ thông khác là ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng, Sâm Nam, Cây chân vịt,... Đây là loài cây có hoa thuộc họ Nhân sâm thường mọc hoang ở khu vực miền Bắc như Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Ở Việt Nam, loài cây này rất được yêu thích để đưa vào các thiết kế trang trí nội thất. Bởi tán lá xòe độc lạ gồm năm lá chụm vào nhau cùng với ý nghĩa phong thủy mà nó mang lại, ngũ gia bì được xem là một trong những giống cây cảnh đẹp, cao cấp và đắt tiền nhất khi xem xét đưa vào trang trí không gian nhà ở tại Việt Nam.

Cây ngũ gia bì có độc không? 

Trái ngược với cây lưỡi hổ, ngũ gia bì là loài cây không độc. Vì vậy, khi chọn cây phong thủy cho ngôi nhà của mình, gia chủ sẽ phần nào yên tâm với sự lựa chọn của mình – đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ trong nhà. 

cay-ngu-gia-bi-1631612001.jpg

An toàn và điều hòa không khí là đặc điểm nổi trội của cây ngũ gia bì 

Ngoài ra, cây ngũ gia bì còn có tác dụng đuổi muỗi và thanh lọc không khí trở nên trong lành hơn. Theo các báo cáo nghiên cứu khoa học từ Mỹ, cây ngũ gia bì có rất nhiều tác dụng trong việc lọc sạch khói bụi, giảm khí độc hại ngoài trời (đặc biệt tại địa điểm gần khu công nghiệp) và điều hòa không khí xung quanh ngôi nhà. Từ đó, môi trường sinh hoạt sống của gia đình bạn sẽ được cải thiện đáng kể, giúp giảm đi nhiều loại bệnh thường gặp về đường hô hấp trong quá trình sinh sống.   

Ý nghĩa cây ngũ gia bì trong phong thủy nhà ở

Theo phong thủy, mỗi nhóm lá trên tán lá của cây ngũ gia bì tượng trưng cho thuyết ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Ngoài khả năng chấn phong, xua đuổi tà ma và những năng lượng xấu xuất hiện trong ngôi nhà, thuyết ngũ hành còn làm các nền tảng đời sống và gia đình chủ nhà trở nên cân bằng và vững chắc. Với tính chất tương sinh tương khắc mà ngũ hành mang lại, mỗi yếu tố phong thủy trong căn nhà sẽ luôn bổ trợ và tương tác lẫn nhau. Cây ngũ gia bì từ đó sẽ làm cho khí lực gia đình hưng vượng, không khí hòa thuận, giúp gắn kết các thành viên trong gia đình. Bởi thế, việc sở hữu một cây ngũ gia bì trong căn nhà sẽ khai thác đầy đủ các yếu tố tinh thần và cân bằng chúng trong đời sống sinh hoạt của gia chủ.

cay-ngu-gia-bi-phong-thuy-nha-o-1631612001.jpg
Biểu tượng ngũ hành và sự cân bằng phong thủy tương sinh tương khắc

 

Song song với đó, cây ngũ gia bì còn được ví như “cây thần hút tài lộc”, có ý nghĩa to lớn trong việc giúp gia chủ phát tài và ổn định, tích hợp ngân quỹ, quản lý và bảo quản tài sản để tài sản không biến mất mà còn mang lại vượng khí cho gia chủ.

 

Cây ngũ gia bì hợp mệnh gì?

Cây ngũ gia bì rất hợp với những người thuộc mệnh Mộc. Người mệnh mộc được đánh giá là những người năng nổ, nhiệt tình và có tư duy sáng tạo, là người có lối suy nghĩ mạch lạc nên rất thích hợp với những công việc đòi hỏi tư duy sáng tạo. Đồng thời, họ cũng thích giao lưu, làm quen với nhiều người. Vì vậy, người mệnh Mộc nên sở hữu cho mình một cây ngũ gia bì. Vừa mang lại sự giàu có, may mắn, vừa mang đến sự kết nối cân bằng và bền vững hơn trong công việc và cuộc sống.

Cách trồng cây ngũ gia bì

Mặc dù là loài cây hoang dã dễ trồng, cây ngũ gia bì vẫn có một số lưu ý trong quá trình trồng và chăm sóc cây. Đầu tiên, hãy giâm cành vào chậu đã chuẩn bị sẵn, để chậu ở khu vực bóng râm và chờ trong 20 ngày để cây đâm rễ. Với đặc tính ưa nước, cây sẽ rất dễ khô trong lúc ươm mầm, đâm chồi và phát triển. Vì vậy, bạn nên lưu ý tưới nước trung bình 3 lần/ tuần cho cây, giúp cây có được độ ẩm nhất định để phát triển thật khỏe mạnh. Hãy chú ý sâu bệnh hoặc tình trạng cây rũ lá trong quá trình cây bắt đầu lên chồi non và ra lá. Và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây ngũ gia bì để cây không bị khô hoặc mất đi độ ẩm các bạn nhé. 

cach-trong-cay-ngu-gia-bi-1631612001.jpg
Hãy đảm bảo tưới nước thường xuyên và tránh cho cây đón ánh nắng mặt trời trực tiếp nhé

Cây ngũ gia bì và nghệ thuật Bonsai

Nghệ thuật Bonsai là phương pháp trồng cây cỡ nhỏ và cắt tỉa nghệ thuật rất phổ biến trong văn hóa Nhật Bản. Với sự du nhập văn hóa đa quốc gia, nghệ thuật Bonsai khi kết hợp lên cây ngũ gia bì đã mang một vẻ đẹp hoài cổ và sự cân bằng thanh tịnh cho ngôi nhà. Bản chất của nghệ thuật là khai thác vẻ đẹp tối giản và tự nhiên. Vì thế khi sự hoang dã của cây ngũ gia bì được sắp xếp hài hòa với phong cách này, ta thấy được nét đẹp rất riêng, trầm ổn nhưng không kém phần khoáng đạt vốn có trong từng tán lá của cây ngũ gia bì bonsai. 

ngu-gia-bi-bonsai-1631612001.jpg
Ngũ gia bì Bonsai - sự kết hợp hài hòa giữa nét trầm ổn và khoáng đạt

 

Link nội dung: https://batdongsan12h.vn/y-nghia-cay-luoi-ho-ngu-gia-bi-a573