Trong số 254 bị can trong vụ sai phạm liên quan hoạt động Công an TP.HCM đã khởi tố 318 bị can liên quan sai phạm đăng kiểmTổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng hỗ trợ vụ thiết bị đăng kiểm ở TP.HCM phải chở ra Hà NộiBắt phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Vũ Hải
Hối lộ để trung tâm đăng kiểm được hoạt động
Theo hồ sơ, vào năm 2018, bị can Danh Thanh Tiền cùng Nguyễn Trọng Vĩnh và Đoàn Hải Linh góp vốn để thành lập Công ty TNHH Lâm Hà Trúc với mục đích thành lập trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM.
Đầu năm 2019, ông Tiền mang hồ sơ đến trụ sở Cục Đăng kiểm (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) gặp trực tiếp ông Trần Kỳ Hình (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm) tại phòng làm việc và đưa cho Hình phong bì có 10 triệu đồng để xin cấp mã số đăng kiểm.
Sau khi nhận tiền, ông Hình ký cấp cho Tiền mã số trung tâm là 50-15D và ông Tiền đã lắp đặt hoàn thiện trang thiết bị phục vụ. Sau đó, bị can Tiền gửi văn bản đến Cục Đăng kiểm đề nghị cử đoàn vào kiểm tra đánh giá lần đầu để Trung tâm đăng kiểm 50-15D có thể đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, sau thời gian dài mà Cục Đăng kiểm không cử đoàn vào kiểm tra nên bị can Vĩnh ra Hà Nội gặp ông Hình thì ông này cho biết không đồng ý để Tiền làm tại Trung tâm 50-15D nhưng không nói lý do. Vì vậy, bị can Tiền chủ động bán lại toàn bộ cổ phần Công ty Lâm Hà Trúc cho cựu phó phòng Trần Văn Thương với số tiền 365 triệu đồng, sau đó các cổ đông công ty bầu ông Thương làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Tháng 5-2019, hai bị can Vĩnh và Thương thống nhất ra Hà Nội gặp ông Trần Kỳ Hình tại phòng làm việc, rồi đưa hối lộ cho Hình 2.000 USD để Hình cử đoàn kiểm tra đánh giá cho Trung tâm 50-15D được hoạt động và Hình đã đồng ý.
Sau đó, Thương ký quyết định bổ nhiệm ông Vĩnh làm giám đốc, Đoàn Hải Linh làm phó giám đốc trung tâm. Đến giữa tháng 6-2019, Trần Kỳ Hình ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho Trung tâm 50-15D đưa vào hoạt động.
Kết quả điều tra xác định ông Thương là người đại diện công ty nhưng không trực tiếp điều hành, mà giao toàn quyền quyết định tại Trung tâm 50-15D cho Vĩnh và Linh.
Cựu phó phòng cảnh sát giao thông không biết trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ
Từ đó, Vĩnh bàn bạc với Linh và Vũ Hữu Bình (bảo vệ trung tâm) để thống nhất cho Bình đứng ra móc nối với các đối tượng môi giới để nhận hối lộ của chủ các xe đăng kiểm định kỳ và nghiệm thu xe cải tạo để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ (gọi tắt là giấy chứng nhận).
Sau đó, Vĩnh thống nhất với Trần Thế Hơn, Trần Ngọc Phi (trưởng dây chuyền kiểm định), Phan Văn Thạnh về việc bỏ qua các lỗi đối với những xe do Bình môi giới đưa vào để cấp giấy chứng nhận.
Bình thỏa thuận với nhóm môi giới, "cò" để nhận tiền hối lộ với số tiền từ 100.000 - 300.000 đồng/xe, tùy loại xe. Đối với các xe có lỗi nghiêm trọng như: mâm không đúng kích thước, bánh mòn, biển số mờ… thì Bình sẽ nhắn "cò" để liên hệ với chủ xe, nâng số tiền hối lộ lên từ 400.000 - 700.000 đồng/xe để bỏ qua lỗi.
Cơ quan điều tra xác định từ tháng 6-2019 đến tháng 11-2022, các đối tượng môi giới đã đưa hối lộ cho Trung tâm 50-15D thông qua Vũ Hữu Bình số tiền 3,5 tỉ đồng.
Mỗi ngày, số tiền hối lộ nhận được Bình báo cáo cho Vĩnh và cất giữ. Theo chỉ đạo của Vĩnh, khoảng từ 1 - 2 tuần Bình sẽ chia số tiền nhận được cho những người làm việc tại trung tâm.
Đối với xe cơ giới cải tạo, Vĩnh và Linh chỉ đạo Bình nhận hối lộ từ chủ xe, công ty thiết kế, thi công cải tạo với giá 500.000 - 1 triệu đồng/xe, tùy loại.
Làm việc với công an, ông Vĩnh khai thời gian đầu trung tâm hoạt động chưa có lãi nên đến khoảng tháng 10-2020 mới chia cổ tức cho các cổ đông. Trung bình mỗi tháng Vĩnh đưa cho các cổ đông 10 triệu đồng và thông báo tiền lợi nhuận của trung tâm. Các cổ đông không biết Vĩnh đưa ra chủ trương nhận tiền đăng kiểm tại trung tâm để thu lợi bất chính.
Cơ quan điều tra xác định ông Danh Thanh Tiền trong quá trình xin thành lập Trung tâm 50-15D, 61-06D và 61-11D tại Bình Dương để được cấp mã số đăng kiểm đã gặp Trần Kỳ Hình để đưa hối lộ với tổng số tiền 30 triệu đồng. Ngoài ra để các trung tâm thuận lợi hoạt động, ông Tiền còn đưa cho Hình tổng cộng 90 triệu đồng.
Ông Trần Văn Thương đã cùng Nguyễn Trọng Vĩnh đưa hối lộ cho Trần Kỳ Hình số tiền 2.000 USD. Ngoài ra, quá trình hoạt động ông Thương không điều hành mà giao cho ông Vĩnh. Mỗi tháng ông Thương nhận 10 triệu đồng tiền lợi nhuận, tổng cộng 180 triệu đồng. Việc trung tâm móc nối "cò" để nhận hối lộ từ chủ xe, ông Thương không biết. Hiện ông Thương đã giao nộp lại toàn bộ 180 triệu đồng.
Còn ông Vĩnh với vai trò chủ mưu phải chịu trách nhiệm với số tiền nhận hối lộ 3,5 tỉ đồng (đối với các xe đăng kiểm định kỳ) và 780 triệu đồng (tiền xe cải tạo). Trong đó, ông Vĩnh thu lợi tổng cộng 751 triệu đồng. Hiện gia đình ông Vĩnh đã nộp khắc phục 490 triệu đồng.
Link nội dung: https://batdongsan12h.vn/cuu-pho-phong-csgt-tphcm-dua-hoi-lo-2000-usd-a1679